Bí quyết nói không với rạn da

Hãy cùng Mỹ Phẩm Thảo Linh tham khảo về cách trị rạn da thông qua bí quyết nói không với rạn da dưới đây nhé!

Biểu hiện

Ban đầu khi mới xuất hiện, vết rạn da có màu hồng cánh sen, dẹt, phẳng và có thể bị ngứa. Sau đó, chúng có màu đỏ tía, dài và rộng ra. Bề mặt của vết rạn có thể bị nhăn. Cuối cùng, vết rạn có màu trắng hoặc nâu nhạt, có thể hơi lõm nhẹ, dẹt và thường cùng hướng với chiều căng da. 

Thông thường, vết rạn có chiều dài vài cm, rộng khoảng 1 – 10 mm. Sau khi phát triển, các vết rạn sẽ trở nên nhạt và khó thấy, diễn biến của chúng giống như các vết sẹo khi lành da.

Những ai dễ bị rạn da?

Theo giới tính

Hiện tượng rạn da gặp ở nữ giới phổ biến hơn ở nam giới, không phân biệt tuổi tác.

Dân tộc

Phụ nữ có làn da sẫm màu ít có khả năng phát triển các vết rạn da hơn.

Lịch sử gia đình

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn da thì con gái cũng dễ mắc phải.

Trọng lượng không ổn định

Rạn da có thể phát triển ở những người béo phì, sự tăng, giảm cân không ổn định và diễn ra trong thời gian ngắn. Bề mặt làn da co giãn không đủ để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. 

Phụ nữ khi mang bầu hoặc tăng cân quá nhanh khiến các vùng da bị căng quá mức, các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt đột ngột, làm da mất sức căng, gây nên hiện tượng da mềm nhão và xuất hiện vết rạn nứt. 50 – 90% phụ nữ phát triển vết rạn da trong giai đoạn thai kì là kết quả của việc tăng cân và giãn da bụng, ngực.

Rạn da cũng có thể gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi cơ thể nhất là trọng lượng. Thay đổi hormone trong thời kì dậy thì làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây rạn da.

Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormone trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc da. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh làm da căng, sau khi trở về trạng thái ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới da ở một mức độ nhất định.

Người dùng thuốc

Vết rạn da phát triển ở những người sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ chứa steroid ( hay hydrocortisone), uống thuốc chứa thành phần corticosteroid (loại chất gây tác dụng phụ trong thuốc như tăng huyết áp, hạ kali máu, mô liên kết yếu…) trong dài ngày.

Cách phòng tránh

Dùng kem chống rạn da

Để rạn da không có cơ hội xuất hiện với làn da của mình bạn nên dùng kem chống rạn da. 

Độ ẩm trong da hầu hết ảnh hưởng đến độ lớn vết rạn da. Tác dụng của các loại kem dưỡng, làm căng da là giúp giữ nước và độ ẩm, ngăn chặn để rạn da không có cơ hội được hình thành trên làn da mỏng manh của bạn. 

Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể tăng cân trong thời gian ngắn

Chế độ ăn uống hợp lí và bổ sung nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Rau xanh và hoa quả là hai nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.

Thường xuyên tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc

Không mặc quần áo quá chật hoặc làm từ các chất liệu có pha nhiều ni-lông gây ức chế cho quá trình hô hấp của các tế bào da, dễ gây hiện tượng rạn da.

Bạn có thể an tâm trong việc chăm sóc làn da của mình với bí quyết nói không với rạn da rồi phải không nào!

 

Mỹ Phẩm Thảo Linh |05/06/2018 |Lượt xem: 531