Các nguyên nhân gây thầm quầng mắt ở trẻ

Cùng Mỹ Phẩm Thảo Linh điểm qua các nguyên nhân bị thâm quầng mắt  ở trẻ để từ đó có thể tìm ra biện pháp kịp thời cải thiện tình trạng này và đem lại cho bé một đôi mắt sáng rạng ngời bạn nhé! 

Yếu tố di truyền

Nếu cha mẹ có làn da mỏng và xuất hiện nhiều các mạch máu nhỏ dưới da thì nhiều khả năng sẽ truyền lại cho con cái. 

Tuy nhiên, điều này không hề nguy hiểm, không cần liệu pháp điều trị nhưng nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, cũng như thói quen thực hiện chế độ chính xác trong ngày, ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh.

Mệt mỏi và căng thẳng

Không khó khi cha mẹ nhận ra rằng con mình quá mệt mỏi và căng thẳng vì bài tập về nhà hay việc học ở trường làm con quá tải. Và thật không may khi tình trạng đó ngày càng tăng và khiến sức khỏe của trẻ suy sụp kể cả thể chất lẫn tinh thần. 

Ngoài ra, việc học tập quá tải không còn thời gian cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, máu thiếu oxy và kém lưu thông, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Dinh dưỡng kém

Nhiều bậc cha mẹ tự đặt câu hỏi rằng, con mình ăn cả ngày nhưng sao vẫn thiếu chất. Điều này được các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp rất đơn giản, tuy ăn nhiều nhưng trẻ thường ăn đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh theo sở thích của chúng, những thức ăn đó không mang lại dinh dưỡng đầy đủ, nhiều khi còn có hại cho sức khỏe. 

Chính vì vậy mà trẻ em thường thiếu vi chất dinh dưỡng vì thói quen ăn uống này, khiến cơ thể không đủ sức đề kháng, da mặt thiếu sức sống và xanh xao.

Thiếu ngủ

Để đáp ứng với hoạt động hàng ngày thì trẻ cần ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ đủ giấc thì cơ thể sẽ giảm sút một cách nhanh chóng, dấu hiệu đầu tiên là mệt mỏi và kéo theo sự xuất hiện quầng thâm dưới mắt. 

Trẻ dưới 10 tuổi cần ngủ tối thiểu 9 tiếng một ngày và nếu cần thiết có thể cho trẻ ngủ thêm ban ngày. Và quan trọng hơn đối với trẻ chính là chất lượng của giấc ngủ.

Thiếu máu và thiếu sắt

Các bậc cha mẹ nên biết, hiện tượng thiếu máu và thiếu sắt được thể hiện rất rõ trên da của trẻ em, nhất là đôi mắt. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện vết quầng thâm đen trên vùng da xung quanh mắt của con, cha mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm máu để có giải pháp chữa trị hoặc phòng ngừa một số căn bệnh khác. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt, sau đó khoảng 1 tháng đi xét nghiệm lại hoặc đến khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Giun, sán

Trong một số trường hợp vết quầng thâm dưới mắt trẻ có thể báo hiệu trong cơ thể trẻ có nhiều giun, sán. 

Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con vì thiếu chất dinh dưỡng và vitamin. Cha mẹ nên chú ý đến việc tẩy giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của các bác sĩ. 

Chấn thương

Đôi mắt thâm đen của trẻ có thể là một kết quả của sự va chạm mạnh với đồ vật cứng do hành động bất cẩn từ trẻ nhỏ hay bạn bè. 

Trong trường hợp này, vết bầm tím sẽ xuất hiện rất nhanh do các mạch máu dưới da bị vỡ. Nếu chấn thương không hề nhẹ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác chấn thương.

Các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu kĩ các nguyên nhân gây thầm quầng mắt ở trẻ để có thể có kế hoạch chăm sóc cho con mình được tốt hơn nhé!

 
 
Xem thêm:
 
 
 
 
 
 
Mỹ Phẩm Thảo Linh |05/06/2018 |Lượt xem: 896