Da khô là gì? Cách nhận biết và chăm sóc da khô như thế nào là tốt nhất ?

Người xưa vốn có câu “Nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt”, quả đúng như vậy, làn da vóc dáng luôn là yếu tố để đánh giá vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ. Chăm sóc da là bước quan trọng để bảo vệ làn da trước những tác động xấu của môi trường, đồng thời để sỡ hữu làn da mềm mịn giúp bạn tự tin hơn với vẻ ngoài của mình, đặc biệt là gương mặt.

Ở bài viết này, Mỹ Phẩm Thảo Linh sẽ chia sẻ đến các bạn gái một số thông tin quan trọng về làn da khô, cách nhận biết cũng như cách chăm sóc da khô, giúp các bạn hiểu rõ hơn về làn da của mình và biết cách chăm sóc, cải thiện những khuyết điểm cho làn da của bạn.

Da khô là gì ?

- Da khô là tình trạng trên da xuất hiện các vảy khô, nứt gây cảm giác ngứa, khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự thiếu nước tích hợp dưới các lớp biểu bì và trên bề mặt da, mất cân bằng độ ẩm. Tình trạng da khô có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, da mặt, da tay chân, ở cả nam giới và nữ giới.

- Những người sở hữu làn da khô không những cảm thấy khó chịu với sự thô ráp, sần sùi mỗi lần sờ lên làn da của chính mình mà nó còn khiến cho làn da sớm bị lão hóa nếu không biết cách xử lý và chăm sóc kịp thời.

Cách nhận biết da khô

- Những ai sở hữu làn da khô chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự thay đổi trên bề mặt da, cụ thể là luôn cảm thấy da bị thiếu nước, bề mặt da hơi căng, nếu tệ hơn có thể thấy tình trạng da bong tróc thành các lớp vảy, sờ vào thấy lớp da sần sùi, khô ráp, thậm chí là thấy các nếp nhăn xuất hiện rõ rệt.

- Các bạn có làn da khô cũng có thể nhận biết rõ làn da của mình khi thoa kem dưỡng ẩm, lượng kem sẽ được thấm hút một cách nhanh nhanh chóng vào da.

- Nếu dùng thử miếng thấm dầu để kiểm chứng, các bạn có thể thấy miếng thấm dầu hoàn toàn sạch sẽ, hoặc nếu có chỉ là một lượng dầu nhỏ không đáng kể để bảo vệ bề mặt da.

Da khô có bao nhiêu loại và phân biệt các loại

- Đối với loại da khô, thường được phân biệt thành 3 dạng như sau:

  • Da khô cơ bản: Thường có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố di truyền, những ai sỡ hưu loại da này có lỗ chân lông nhỏ, hiếm khi bị mụn nhưng da lại dễ bong tróc khi thời tiết hanh khô.
  • Da khô nhạy cảm: Thường xuất hiện tình trạng bong tróc, độ đàn hồi dưới da thấp và dễ bị kích ứng, nổi mẫn đỏ, nổi mụn do những tác động từ các yếu tố bên ngoài, lỗ chân lông có thể to hoặc nhỏ, làn da thô ráp, thiếu sự mịn màng.
  • Da khô lão hóa: Khi những dầu hiệu khô da ban đầu không kịp xử lý và để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng da căng tức, và bắt đầu bong tróc nhiều hơn, các vết nứt nẻ xuất hiện gây tình trạng ngứa châm chit trên da, rất khó chịu. Tại thời điểm này, các bạn có thể thấy sự xuất hiện của các nếp nhăn, báo hiệu dấu hiệu lão hóa đang tới nhanh hơn.
Các nhân tố góp phần gây khô da mà bạn cần phải biết

- Tuổi tác: Theo thời gian, cấu trúc của da sẽ không còn giữ được sự vững chắc, các phân tử giữ nước mất dần khả năng liên kết khiến da bị mất nước, mất cân bằng độ ẩm và độ đàn hồi của da trở nên kém đi. Chính điều này đã làm cho làn da không chỉ ở mặt mà ở cánh tay, bàn tay, chân hay cả bụng cũng trở nên khô, kém mượt mà.

- Rối loạn nội tiết: Phụ nữ khi bước sang độ tuổi 30 phải đối diện với sự suy giảm chức năng hoạt động của não bộ, tuyến yên và buồng trứng. Điều này đã tác động xẩu, ảnh hưởng đến cấu trúc nền da khiến da bị khô, sần, dần thiếu đi sức sống.

- Cơ thể thiếu nước, thiếu dưỡng chất: Cơ thể thiếu nước, khiến cho la không cấp đủ độ ẩm, làm rối loạn sự điều tiết lượng nước bảo vệ da dưới lớp biểu bì dẫn đến mất cân bằng độ ẩm, đồng thời việc thiếu các thành phần dinh dưỡng nuôi dưỡng da cũng có thể gây tình trạng da khô.

- Thời tiết khô hanh: Nhiệt độ tăng cao, trong khi độ ẩm trong không khí xuống thấp đã làm cho da mất đi lượng nước nhất định cần thiết để nuôi dưỡng, cân bằng độ ẩm cho làn da. Vì lý do đó đã làm cho da trở nên khô sần, nứt và bong tróc.

- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng: Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích thích khả năng sản sinh lượng men tiêu hủy cấu trúc nền da, vì thế sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da, làm cho da ngày càng khô hơn.

- Môi trường ô nhiếm: Con người ngày càng phải tiếp xúc nhiều với khói bụi, không khí bị ô nhiễm hay thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe làn da, khiến da dễ bị khô, nứt và chóng lão hóa.

- Lạm dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc: Việc không xác định được nguồn gốc các loại mỹ phẩm đang sử dụng khiến người dùng không nắm được thông tin về thành phần chứa trong sản phẩm có thể gây hại đối với da, thậm chí phá vỡ đi cấu trúc nền của da. Từ đó có thể khiến da mất dần đi sự mềm mịn, thay vào đó là sự khô sần, thậm chí gây tình trạng viêm, nhiễm trùng da.

- Căng thẳng, stress: Công việc căng thẳng và áp lực lớn không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân của tình trạng da khô và sớm lão hóa.

Ưu và nhược điểm của da khô

- Đối với loại da khô, các bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng da bị nổi mụn, do da lúc nào cũng khô thoáng, sự điều tiết dầu ở mức thấp nên lỗ chân lông nhỏ chứ không bị nở to như đối với loại da dầu nhờn.

- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì da khô cũng có những nhược điểm là hay bị bong tróc, xuất hiện các lớp vảy khô gây mất thẩm mỹ, nhất là vào mùa đông. Nếu tình trạng da khô kéo dài mà không được xử lý sẽ khiến da nứt nẻ gây ngứa và nhanh bị lão hóa.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày với da khô

- Khi đã nắm được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô, các bạn có thể dựa vào đó để hình thành chế độ sinh hoạt hợp lý, hỗ trợ cải thiện làn da, giảm thiểu đáng kể tình trạng da khô, ngăn ngừa được các dấu hiệu lão hóa đến sớm.

  • Không nên dùng nước quá nóng để làm sạch da và không ngâm da trong nước nóng quá lâu
  • Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi tia UV sẽ tác động thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn dễ gây tình trạng viêm da. Tốt nhất nên sử dụng loại kem chống nắng chuyên dành cho da khô để bảo vệ da.
  • Tránh ăn các món ăn, đồ uống có vị cay bởi nó có thể làm cho da dễ bị kích thích gây tình trạng ửng đỏ, ngứa châm chích trên da.
  • Có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, hạn chế những căng thẳng, lo âu để giảm áp lực, giải phóng sự nhạy cảm cho da.
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể đồng nghĩa với việc giúp da điều tiết độ ẩm.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày dành cho da khô từ nước tẩy trang, sửa rửa mặt, kem dưỡng ẩm…

Xem thêm:

Quy trình chăm sóc da khô cơ bản hàng ngày cho da căng mịn đầy sức sống.

9 cách chăm sóc da khô bằng phương pháp tự nhiên tại nhà không cần mỹ phẩm.

Tuyết Trinh |20/04/2019 |Lượt xem: 1135