Những điều bạn cần biết liên quan đến mỡ bụng
Cùng Mỹ Phẩm Thảo Linh tham khảo những điều bạn cần biết liên quan đến mỡ bụng dưới đây để có thể chăm sóc vóc dáng cho mình hoàn hảo hơn hay có những cách làm tan mỡ bụng kịp thời và hiệu quả bạn nhé!
Mỡ bụng là gì?
Mỡ bụng được hiểu đơn giản là chất béo tích tụ ở vùng bụng, làm cho vùng bụng nhô ra hoặc không săn chắc.
Nguyên nhân gây ra mỡ bụng?
Dư thừa calo và thay đổi nội tiết tố là những lý do chính làm cho chất béo tích tụ lại ở bụng, gây ra mỡ bụng. Ngoài ra, lối sống ít vận động và lười thể dục cũng có thể gây ra mỡ thừa ở vùng này.
Trước đây chúng ta vẫn cho rằng chỉ những người béo phì, thừa cân mới bị mỡ bụng. Thực tế điều này hoàn toàn sai lầm. Mỡ bụng có thể tấn công bất cứ ai, cho dù người gầy hay béo. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, những người dường như có vòng eo quá nhỏ so với vòng hông cũng có nguy cơ bị các bệnh tim mạch tương tự như người béo phì.
Mối liên hệ giữa mỡ bụng và bệnh tim mạch là gì?
Lớp mỡ bụng chia làm 2 loại: mỡ dưới da và mỡ bao quanh phủ tạng được coi là mỡ nội tạng. Trong đó, lớp mỡ dưới da không đáng kể, chủ yếu là mỡ nội tạng gây ra tình trạng béo bụng. Mỡ nội tạng hoạt động như một tuyến nội tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn thân.
Mỡ nội trạng khác với mỡ dưới da. Mỡ dưới da giúp cung cấp oxy cho cơ thể. Nó cũng là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu mỡ dưới da nhiều, bạn sẽ thấy chân tay mình bị nhão. Tuy nhiên, mỡ dưới da có thể dễ dàng bị đốt cháy nhờ tập thể dục.
Mỡ nội tạng bị dư thừa nhiều thường đi kèm với tình trạng tăng triglyceride máu, giảm lipoprotein mật độ cao, giảm cholesterol tốt, dẫn đến huyết áp cao, và/hoặc tăng đường huyết lúc đói... Do đó nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tim mạch.
Hơn nữa, mỡ bụng làm cản trở khả năng kháng viêm của cơ thể, do vậy, cơ thể dễ bị viêm hơn. Mỡ bụng có liên quan nhiều đến xơ cứng động mạch, làm cho cơn đau tim có thể xảy ra thường xuyên và bất ngờ hơn. Những người có nhiều mỡ ở vùng bụng có nguy cơ bị bệnh huyết áp cao hơn những người có mỡ ở các bộ phận khác của cơ thể.
Mỡ bụng có liên quan đến bệnh ung thư không?
Do mỡ bụng tích tụ nhiều, về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng viêm của cơ thể nên nó cũng có liên quan đến bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Mỡ nội tạng, bao gồm cả mỡ bụng còn có thể sản xuất một loại hormone gây ra ung thư là Cytokines.
Hormone này có thể làm tăng mức độ oxy hóa và đẩy mạnh sự phát triển của các gốc tự do, từ đó làm xáo trộn chức năng insulin, giảm khả năng phòng bệnh của cơ thể và dẫn tới bệnh ung thư.
Phòng ngừa mỡ bụng như thế nào?
Những phương pháp sau có thể giúp giảm chất béo tích tụ ở vùng bụng gây ra mỡ bụng.
Giảm áp lực, căng thẳng bằng cách thiền và các bài tập thở. Uống nhiều nước giúp trung hòa muối từ các mô để cảm thấy nhẹ hơn và không trữ nước.
Có chế độ ăn uống thích hợp bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm chống viêm như yến mạch, cám lúa mì, gạo nâu, rau xanh, trái cây, trà xanh, các loại hạt, cá... và tránh những thực phẩm gây viêm như ngũ cốc tinh chế, đồ ngọt, thức ăn chiên xào...
Tập các bài thể dục giúp bụng phẳng, tan mỡ vùng bụng và giúp các cơ bụng săn chắc.
Nên ăn uống như thế nào để tránh mỡ bụng?
Hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống chứa nhiều protein, ít chất béo.
Protein
Khi bạn thường xuyên ăn các món ăn chứa protein lành mạnh như nạc như thịt gà, đậu, cá, đậu nành, bạn sẽ thấy lượng mỡ trong cơ thể giảm đi đáng kể bởi vì protein có tác dụng đốt cháy chất béo.
Bổ sung nước trong cơ thể
Khi cơ thể đủ nước, khả năng trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Điều này có nghĩa là cơ thể có thể tiêu hóa thực phẩm chúng ta ăn một cách thích hợp, thức ăn sẽ được đốt cháy để tạo thành lượng calo cần thiết cho cơ thể, không còn calo thừa, nhờ vậy, bạn sẽ không phải lo đến nguy cơ mỡ thừa tích tụ ở bụng.
Chất xơ
Chức năng chính của chất xơ là để làm sạch hệ thống bên trong cơ thể, giúp thúc đẩy đi tiêu của chúng ta. Một điều đáng kinh ngạc nhất là khi chúng ta tiêu thụ chất xơ, cơ thể chúng ta đốt cháy calo dư thừa trong quá trình tiêu hóa chất xơ đó.
Bạn cũng nên tránh xa các loại nước ép trái cây, rượu, đồ uống có nhiều đường... để giữ cho bụng không, không mỡ bụng.
Tìm hiểu kĩ những điều bạn cần biết liên quan đến mỡ bụng để có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cho cơ thể và vóc dáng của mình được tốt hơn bạn nhé!
Xem thêm:
- Nguyên nhân gây béo bụng thường gặp.
- 8 bước đem lại vòng bụng phẳng sau sinh hiệu quả.
- Đánh tan mỡ bụng cho cô nàng công sở.