Nám da và những điều bạn cần phải biết khi trị nám da

Bạn đã biết những điều này chưa

Theo thống kê , khoảng 40% phụ nữ trên 30 tuổi và 90% phụ nữ trên 40 tuổi bị nám da, đốm nâu. 66% phụ nữ bị nám da sau khi sinh. Nám da và đốm nâu đều là một dấu hiệu của lão hóa da, chúng thường có dạng đốm hoặc dạng mảng có màu nâu hay xám nằm rải rác hoặc thành đám ở các vùng da trên mặt, trán, sống mũi, hai bên gò má, cằm…

Những vết nám có thể thay đổi kích thước theo thời gian. Đây là một chứng bệnh lành tính nhưng lại gây mất thẩm mỹ và ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của phái đẹp.

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da và nám da là 1 loại bệnh rất khó chữa nếu không xác định được nguyên nhân.

 

Rối loạn sắc tố: Rối loạn sắc tố da thường được biểu hiện dưới hai hình thức tăng sắc tố và giảm sắc tố. Nám thường xảy ra do tình trạng tăng sắc tố, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hay liên tục. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm da.

 

Rối loạn nội tiết: Rối loạn nội tiết thường xảy trong chu kỳ kinh nguyệt hay ở thời kỳ mãn kinh, căng thẳng kéo dài, đang mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai.

Tác động của ánh nắng mặt trời: Sự tác động của tia cực tím với thành phần UVA và UVB sẽ kích thích sự sản sinh sắc tố melamin, lâu dần lớp màng này sẽ tích tụ và “định cư” trên da. Ánh nắng mặt trời làm trầm trọng hơn tình trạng nám da.

 

Mỹ phẩm: Sử dụng tùy tiện các loại mỹ phẩm rất hại da. Những mỹ phẩm chứa corticoid làm giảm và mất nám mặt trong thời gian ngắn do làm giảm sắc tố da nhanh và mạnh nhưng chỉ một thời gian sau nám da mặt lại xuất hiện nặng hơn trước.

 

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng… cũng là tác nhân đẩy nhanh quá trình nám da.

Yếu tố di truyền: Đây là tác nhân quan trọng trong sự phát triển rối loạn này. 20-70% số bệnh nhân được nghiên cứu cho thấy nám da mặt mang tính gia đình.

 

Tinh thần căng thẳng: Thiếu ngủ, lo âu, strees kéo dài cũng là một yếu tố nên tình trạng nám da.

 

“Đuổi” nám

 

- Điều quan trọng nhất khi điều tri nam da là cần tránh xa ánh nắng mặt trời từ 10-16g. Nếu phải ra ngoài, hãy đội mũ, mặc áo dài tay…, thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

 

- Nên ăn các thức ăn có chứa nhiều glutathone như cà chua, có thể ngăn ngừa sự nhiễm hắc sắc tố và sự hình thành nám da, các thức ăn có chứa nhiều selen như măng, nấm, hành tây, tỏi, trứng, cá, tôm, sò biển, gan…, thức ăn có chứa vitaminC, vitamin E …

 

- Tránh các thức ăn có tính kích thích, như ớt, hạt tiêu, rượu, thuốc lá…

 

- Tuyệt đối không dùng những loại mỹ phẩm, thuốc trị nám không ghi rõ thành phần, xuất xứ, nhất là những loại được quảng cáo là cho hiệu quả nhanh chóng.

 

- Tẩy tế bào chết từ 2-3 lần một tuần bằng những loại kem tẩy tế bào chết chất lượng để loại bỏ tế bào da cũ, sẫm màu và thúc đẩy các tế bào mới phát triển.

 

- Một phương pháp khác để làm sáng da là giữ ẩm. Da khô luôn luôn có màu xỉn nên vết nám cũng sậm hơn. Nên dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là những khu vực hay tiếp xúc với ánh nắng.

 

- Nám có thể bớt đi nếu sử dụng các loại kem tri nam. Sử dụng kem đúng cách và thường xuyên sẽ giúp các vết nám mờ dần.

 

- Mặt nạ hóa chất có thể giúp da mịn và làm sáng các vùng da tối. Tuy nhiên cách này thường tốn kém và có rủi ro.

 

- Công nghệ chữa nám bên ngoài như siêu tái tạo da để trẻ hóa làn da, chiếu tia laser giúp kích thích tái tạo hay tăng sinh collagen, dùng các loại serum trẻ hóa hay lột da mặt hoặc căng da mặt… đang rất phổ biến hiện nay, nhưng sẽ chỉ là tạm thời nếu bạn không điều trị tận gốc và điều trị đúng cách.

 

- Thay đổi lối sống là điều đơn giản nhưng lại mang lại cho bạn hiệu quả tuyệt vời. Không chỉ có tác dụng đối với nám da và đốm nâu, một lối sống tích cực còn khiến cơ thể bạn trẻ trung, khỏe mạnh hơn.

Mỹ Phẩm Thảo Linh |05/06/2018 |Lượt xem: 816